Y HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

Y học thế giới có nhiệm vụ cao cả là cứu con người ra khỏi bệnh tật. Trong đó, nền Y học Đông phương có sự đóng góp rất quan trọng và dựa vào lý luận kinh điển từ hơn 2,000 năm trước đây là chính.

Cho đến các tác phẩm sau này

Trong đó, Kinh Dịch là quyển sách đứng đầu trong các tác phẩm nói trên, đồng thời cũng là quyển sách được ứng dụng nhiều mặt như Nho, Y, Lý, Số… Riêng ở các nước Tây phương có nền khoa học - kỹ thuật tiến bộ nhất như Đức, Mỹ, Pháp… cũng đã nghiên cứu Kinh Dịch từ lâu và cũng đã có những thành tựu lớn về Toán, Vật lý…Trong Y học Đông phương, bất cứ tác phẩm nào cũng đều có những lời lẽ thật trang trọng về vai trò chỉ đạo của Kinh Dịch.

Những công trình Y học đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị mà Khai Tâm sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc, như:
- Hoàng đế nội kinh - 3 quyển
- Thương hàn luận
- Cẩm nang châm cứu thực hành (Y học nhập môn - Thái ất thần châm cứu)
- Châm cứu thực hành - Linh quy bát pháp
- Châm cứu thực hành - Tý ngọ lưu chú
- Hán văn dành cho Y học Đông phương
- .v.v.

Giáo sư Huỳnh Minh Đức là một trong những cựu sinh viên tiêu biểu của Đại học Văn khoa trước năm 1975. Ông giảng dạy tại Đại học Văn Khoa, và sau đó là Đại học Tổng hợp TP.HCM… Ông dành cả đời mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy, dịch sách, viết sách về Đông y, hay Y đạo Đông phương.

GIÁO SƯ HUỲNH MINH ĐỨC

DỊCH LÝ - Y LÝ

Trong thiên nhiên có Văn, Lý thì trong con người cũng có Văn, Lý. Toàn bộ Văn, Lý ấy hiện diện trong con người qua các màn mỡ, được Nội kinh gọi là Tam tiêu và Tấu lý. Tam tiêu là con đường thông hội bên trong nội tạng, còn Tấu lý là con đường giăng khắp tứ chi. Nó là hình thể cụ thể để người xưa, qua Nội kinh, chứng minh con đường Thiên - Nhân - Địa hợp nhất.

Tiến tới rõ hơn, Nội kinh đã chứng minh bằng một công trình đồ sộ về sinh lý, y lý, bệnh lý… rằng con người được nhìn toàn diện và phải được nhìn toàn diện. Phải chăng vì vậy mà nền Y học Đông phương không lấy giải phẫu làm sở trường của mình? Và phải chăng cũng vì vậy mà nền Y học Đông phương lấy dưỡng sinh, lấy trị vị bệnh làm sở trường của mình? Trong toàn bộ công trình biên khảo và dịch thuật của tôi về Y học, về Y đạo Đông phương, cũng như trực tiếp qua quyển Dịch lý - Y lý này, tôi mong muốn một cách thật khiêm nhượng cùng Quý độc giả tìm một đáp số cho một số vấn đề đặt ra trên, đồng thời cố gắng tìm hiểu rõ hơn nền tảng của Y lý Đông phương.

MỤC LỤC TÁC PHẨM

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA KINH DỊCH
A. Định nghĩa về chữ Dịch
B. Nghiên cứu và ứng dụng của Kinh Chu Dịch
C. Tác giả của Kinh Dịch
D. Bố cục
E . Vấn đề đắc vị, đắc thời, đắc trung, đắc chính.
F. Cảm ứng và biến thông qua hào, quái
G. Quan hệ giữa Đức của một hào và thể của một quẻ
H. Vấn đề “Nguyên, hanh, lợi, trinh”, “cửu - vô cửu”.

CHƯƠNG II: DỊCH HỮU THÁI CỰC
A. Vấn đề Toàn và Chân
B. “Vạn vật tư thỉ” và Đạo trong Kinh Dịch
C. Vấn đề “Tinh khí của Thái cực tạo ra vạn vật”

CHƯƠNG III: THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI
A. Những nét phát họa từ Lưỡng nghi trong Kinh đến Âm Dương trong dực truyện của Kinh Dịch
B. Dương trước Trâu Diễn
C. Quá trình khái quát hóa Âm Dương, Ngũ hành
D. Thái cực - Lưỡng nghi khí hóa vạn vật hữu hình
E. Bảng lược đồ hoàn chỉnh: Thái cực và Thái cực đồ thuyết của Chu Liêm Khê
F. Luật Biến hóa theo Dị giản, Biến dịch và Bất dịch qua Kinh Dịch
G. Âm Dương giao cảm và quan hệ Thiên - Nhân - Địa
H. Như chiếc “vòng ngọc không đầu mối”

CHƯƠNG IV: TỨ TƯỢNG
A. Quá trình vận hành khí hóa ở Thiên tượng
B. Tứ tượng vận hành ở Địa và Nhân
C. Tượng và ý trong Kinh Dịch (theo sự giảng giải của Vương Bật)
D. Tứ tượng và sự vận hành biến hóa “sinh, trưởng, thu, tàng” trong Trời Đất

CHƯƠNG V: TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
A. Lý luận đại cương
B. Thái cực và Tiên thiên Bát quái của Phục Hy qua sự lý giải của Tống Nho
C. Tiên thiên Bát quái phương vị và số thuận nghịch

CHƯƠNG VI: HẬU THIÊN BÁT QUÁI
A. Văn vương và Hậu thiên Bát quái
B. Quá trình hình thành Hậu thiên Bát quái
C. Hậu thiên Bát quái phương vị

CHƯƠNG VII: HÀ ĐỒ VÀ LẠC THƯ
A. Vấn đề xuất hiện của Hà Đồ và Lạc Thư
B. Điểm và số của Hà Đồ
C. Vấn đề Tiên thiên Bát quái phối với Hà Đồ
D. Thứ tự vận hành của Hà Đồ
E. Vấn đề xuất hiện của Lạc Thư
F. Điểm và số của Lạc Thư
G. Thứ tự vận hành của các con số trong Lạc Thư qua một số tài liệu
H. Thử đề nghị một cách giải thích chiều vận hành trong Lạc Thư
J. Hà-Lạc và Cửu cung Bát phong
K. Hà-Lạc và Thiên văn học Trung Quốc
L. Hậu thiên Bát quái, Cửu cung Bát phong phối trí Thập nhị nguyệt

CHƯƠNG VIII: LỤC THẬP TỨ QUÁI
TỔNG KẾT
THƯ MỤC
MỤC LỤC

"Trong thiên nhiên, Thiên tượng và Địa hình tuy có sự phân biệt cao và thấp, nhưng luôn luôn có những quan hệ thăng giáng nhịp nhàng từng thời (2 tiếng đồng hồ), từng nhật (ngày), từng hậu (5 ngày), từng tiết (15 ngày), từng nguyệt (tháng), từng tuế (năm), cho đến lục thập hoa giáp (60 tuế). Tiết điệu nhịp nhàng đó tạo nên vạn vật với muôn vàn nét xinh đẹp, thiên nhiên với những trật tự giao hợp của riêng nó. Trong bằng ấy, cái đẹp riêng đều có một nguồn gốc chung - tinh khí, nguyên khí của Thái cực, Vô cực."

"Ngoài việc sống thuận với Trời Đất để dưỡng đầu, dưỡng túc như chúng ta đã thấy ở trên, con người còn phải sống quan hệ tốt đẹp với người khác để dưỡng Ngũ tạng. Bởi vì trong cuộc sống, sự quan hệ giữa người và người dễ sinh ra hỉ, nộ, khủng… Nội kinh đã chứng minh rằng nộ thì thương Can, khủng thương Thận… Con người sống tốt đẹp với nhau gọi là Nhân văn. Như vậy, Nhân văn chính là sự cư xử hài hòa giữa người và người. Đó cũng là mẫu mực đưa tới sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” trong nội bộ tạng phủ với nhau."

"Sự nóng lạnh thay đổi trong một ngày, trong một năm, mặt trời mọc, mặt trăng lặn - tất cả đều có quan hệ đến sự sống của con người. Nói khác đi, các nhà Y học thời xưa đã dựa vào sự thay đổi của Thiên Địa để nghiên cứu, tìm hiểu thật chặt chẽ giữa Ngũ vận, Lục khí với tạng phủ, khí huyết nơi con người. Từ đó, người ta chứng minh rằng: Bất cứ một sự bất hòa nào đó giữa Con người và Thiên Địa thì bệnh sẽ xảy ra. Bệnh chính là tên gọi chung để chỉ vào sự bất hòa đó."

ĐẶT SÁCH

Bìa mềm: 216.000 đ (Ưu đãi đến 20%)

ĐĂNG KÝ NGAY VÀ
NHẬN ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 20%

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy đợi email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách 

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

U trung thùy bạch thiên thu hậu,
Xã tắc quân dân thục trọng khinh.
  
 - Nguyễn Văn Tường -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Đừng Thắng đối thủ, hãy thắng khách hàng.
  
 - Nguyễn Hữu Long -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Thế giới sẽ hạnh phúc hơn nhiều, nếu con người có thể giữ im lặng giống như việc nói chuyện.
  
 - Spinoza -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

"Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời. "

 - Kiều -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

"Tác phẩm này là một trong những kết quả mà tôi xin trân trọng trao tận tay Quý độc giả. "

 - GS. Huỳnh Minh Đức -

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách